Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Giúp Gà Đá Không Mổ Nhau
Cách giúp gà đá không mổ nhau nào hiệu quả và dễ thực hiện? Đây là thắc mắc của rất nhiều sư kê hiện nay, bởi tình trạng này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của chiến kê. Do đó, kuwin sẽ chia sẻ một số cách hữu ích trong bài viết dưới đây cho sư kê.
Dấu hiệu nhận biết gà đá cắn mổ nhau là gì?
Cắn mổ lẫn nhau là hiện tượng thường gặp ở gà, đặc biệt là gà chọi. Để có thể ngăn chặn hiệu quả, việc nhận biết sớm các dấu hiệu là rất quan trọng:
- Rụng lông bất thường: Đây là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất. Ban đầu, lông sẽ rụng ở vùng cánh, lan ra cổ, lưng, ngực và cuối cùng là vùng hậu môn. Nếu không được phát hiện và xử lý, gà có thể bị nhiễm trùng hoặc lở loét khắp cơ thể.
- Tổn thương nghiêm trọng: Tình trạng gà cắn mổ nhau có thể gây rách da, rách thịt và chảy máu. Nếu vết thương nằm ở vùng hậu môn, gà có thể bị ăn mất ống dẫn trứng hoặc ruột. Những con bị cắn mổ nếu không nhanh chóng tìm được chỗ ẩn náu sẽ có nguy cơ chết cao.
- Hành vi tấn công lan rộng: Ban đầu, chỉ có một vài con rượt đuổi và cắn nhau. Tuy nhiên khi một con bị thương, cả đàn sẽ bị kích thích và dễ dàng bùng phát hành vi tấn công lẫn nhau. Nếu không can thiệp kịp thời, nguy cơ cả đàn cắn mổ nhau là rất cao.
03 nguyên nhân khiến gà đá cắn mổ lẫn nhau
Để nắm được cách giúp gà đá không mổ nhau, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra hiện tượng này. Dưới đây là những lý do chính dẫn đến việc gà đá cắn mổ mà bạn nên biết:
Chế độ ăn uống cho gà đá không hợp lý
Nếu gà bị bỏ đói hoặc khát quá lâu do khoảng cách giữa các bữa ăn, uống không đều đặn. Chúng có thể trở nên hung hăng và dẫn đến việc cắn mổ nhau. Ngoài ra, một chế độ ăn uống không cân bằng, thiếu hoặc thừa các chất dinh dưỡng như vitamin, vi lượng, năng lượng và đạm cũng có thể gây ra tình trạng này.
Gà đá bị chảy máu hoặc có màu đỏ trên cơ thể
Khi gà bị chảy máu hoặc mắc các bệnh nhiễm trùng máu sẽ trở thành mục tiêu của con khác. Tình trạng này cũng xảy ra khi gà bị lộn nội mạc tử cung hoặc chảy máu hậu môn do đẻ trứng quá lớn. Ngoài ra, ký sinh trùng gây ngứa có thể khiến gà tự cắn mổ gây rách da, chảy máu. Bệnh cầu trùng hay vi khuẩn coli bại huyết cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này.
Điều kiện chăm sóc gà đá không đảm bảo
Môi trường nuôi gà không đạt tiêu chuẩn, như tiếng ồn lớn gây căng thẳng, chuồng trại quá sáng, mật độ gà nuôi quá dày hoặc chuồng không thông thoáng, ẩm thấp đều có thể làm tăng nguy cơ gà cắn mổ nhau. Đặc biệt, các khí độc như CO2, H2S, NH3 trong chuồng nuôi sẽ kích thích hệ thần kinh của gà. Khiến chúng dễ trở nên hung hăng và cắn mổ nhau.
Cách giúp gà đá không mổ nhau hiệu quả nhất cho sư kê
Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời, tình trạng cắn mổ ở gà đá có thể khiến chết gà. Do đó, dưới đây là một số cách giúp gà đá không mổ nhau hiệu quả mà các sư kê có thể tham khảo:
- Tách riêng những con gà bị cắn mổ, bôi thuốc xanh Methylen lên vết thương để giúp chúng mau lành.
- Giảm mật độ nuôi trong chuồng để không gian rộng rãi hơn giúp hạn chế tình trạng cắn mổ nhau.
- Thường xuyên theo dõi và phát hiện sớm những con gà hay cắn mổ. Sau đó có thể thực hiện cắt mỏ để giảm nguy cơ tiếp tục mổ.
- Đảm bảo chuồng trại thoáng mát, tránh ánh sáng quá mạnh ảnh hưởng đến gà.
- Xây dựng chế độ dinh dưỡng đầy đủ và cân đối cho gà theo từng giai đoạn phát triển. Giúp chúng khỏe mạnh và tránh thiếu hụt dưỡng chất.
- Sư kê cần vệ sinh chuồng trại thường xuyên. Nếu có thể, hãy thay chất độn chuồng để giữ môi trường sống sạch sẽ, ngăn ngừa ký sinh trùng.
- Đặt trong sân hoặc chuồng các chậu chứa gạch non, đá nghiền thành sỏi nhỏ, vôi bột hoặc cát vàng để gà tự tìm kiếm khoáng chất như P, Ca. Điều này giúp bổ sung dưỡng chất tự nhiên và ngăn chặn tình trạng cắn mổ.
Bài viết trên đã tổng hợp cách giúp gà đá không mổ nhau hiệu quả để các bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp mọi người chăm sóc gà chọi hiệu quả hơn, đồng thời biết cách giữ cho gà đá không mổ nhau một cách an toàn!
Xem thêm >>>>> 03 Cách Khắc Phục Gà Đá Thất Thường Đơn Giản, Hiệu Quả